Câu hỏi thực tế về bệnh sùi mào gà

0

Dưới đây là một số câu hỏi thực tế về bệnh sùi mào gà và giải đáp từ chuyên gia giúp làm rõ những khía cạnh quan trọng của bệnh lý này.

biểu hiện sùi mào gà

biểu hiện sùi mào gà

Dưới đây là một số câu hỏi thực tế về bệnh sùi mào gà và giải đáp từ chuyên gia giúp làm rõ những khía cạnh quan trọng của bệnh lý này.

Câu hỏi: Sùi mào gà có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

Trả lời:
Theo Bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết bệnh sùi mào gà sau điều trị thường có tỷ lệ tái phát cao. Sau mỗi đợt điều trị như đốt khối sùi bằng laser, người bệnh cần tái khám sau mỗi 02 tuần; sau đó nếu 03 tháng liên tục không xuất hiện tổn thương mới thì được coi là khỏi bệnh và sau 02 năm thì được coi là virus đã đào thải khỏi cơ thể.

Câu hỏi: Xét nghiệm máu có phát hiện được nhiễm sùi mào gà không?

Trả lời:
Human Papillomavirus (HPV) là loại virus sinh u nhú chứa vật liệu di truyền DNA, có ái tính mạnh với tế bào biểu mô da và niêm mạc. Tuy nhiên, không thể xác định được sự hiện diện của virus này trong máu thông qua xét nghiệm máu.

Câu hỏi: Sùi mào gà nên ăn gì và kiêng ăn gì cho nhanh khỏi?

Trả lời:
Khi bị sùi mào gà, thì bạn cần có chế độ sinh hoạt hợp lý để giúp hệ miễn dịch có sức đào theo virus, hạn chế tái phát bệnh như: tránh thức khuya, tránh căng thẳng/ stress; về dinh dưỡng cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích. Điều quan trọng nữa nếu muốn sùi mào gà khỏi nhanh đó là bạn và bạn tình cần tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương tái phát nếu có. 

Câu hỏi: Sùi mào gà có thể tự điều trị tại nhà không?

Trả lời:
Hiện nay, điều trị sùi mào gà thường sử dụng các biện pháp như bôi thuốc, đốt bằng laser, đốt điện, áp lạnh, phẫu thuật. Do vậy, có thể điều trị sùi mào gà tại nhà bằng cách bôi thuốc nhưng cách sử dụng thuốc có nhiều lưu ý nên không tự ý điều trị mà cần có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.

Câu hỏi: Chăm sóc sau đốt sùi mào gà

Trả lời:
Các lưu ý sau khi đốt sùi mào gà như sau: 
Giữ vệ sinh vùng đốt bằng rửa sinh dục với nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh ngày 1-2 lần. 
Bôi kháng sinh tại chỗ để chống nhiễm nhiễm vùng đốt; sử dụng các thuốc khác theo đúng hướng dẫn trong đơn thuốc của bác sĩ. 
Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu dễ thấm hút đặc biệt là đồ lót. 
Không quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh. 
Nâng cao đề kháng của cơ thể bằng chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý. 
Tái khám định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương tái phát nếu có.

Câu hỏi: Bị sùi mào gà rồi thì có cần tiêm phòng vacxin HPV nữa hay không?

Trả lời:
Khi mắc sùi mào gà thường người bệnh chỉ mắc một hoặc một vài chủng nhất định vì vậy vẫn nên tiêm vacxin để phòng tái nhiễm hoặc phòng các chủng HPV chưa nhiễm. 

Câu hỏi: Mẹ bị sùi mào gà thì có thể cho con bú không?

Trả lời:
Chưa có bằng chứng rõ ràng về vấn đề có thể truyền virus HPV sang con qua quá trình cho bú trong khi đó lợi ích của sữa mẹ là điều không cần bàn cãi. Do vậy, khuyến cáo hiện nay đó là các bà mẹ bị sùi mào gà vẫn có thể cho con bú. 

Câu hỏi: Bà bầu bị sùi mào gà nên sinh mổ hay sinh thường

Trả lời:
Nhiều bà bầu bị sùi mào sẽ lo lắng sinh thường thì con sẽ nhiễm virus HPV gây u nhú ở niêm mạc miệng hay đường hô hấp của trẻ nhưng thực tế khả năng này rất thấp. Do vậy, nhìn chung việc bà bầu bị sùi mào gà không ảnh hưởng nhiều đến lựa chọn sinh thường hay sinh mổ. Các trường hợp bị bệnh có thể gây biến chứng khi sinh thường đó là khi có khối sùi quá lớn sẽ cản trở quá trình ra của bé hoặc gây chảy máu. Nhưng để quyết định sinh thường hay mổ sẽ còn nhiều yếu tố khác nữa nên bà bầu cần trao đổi kỹ với bác sĩ phụ sản của mình để có quyết định phù hợp nhất.

Câu hỏi: Cách phòng tránh lây nhiễm sùi mào gà cho người nhà

Trả lời:
Sùi mào gà lây qua tiếp xúc vậy nguyên tắc cơ bản là cách ly nguồn bệnh. 
Ví dụ: Nguồn bệnh nằm ở vùng sinh dục và hậu môn: 
Vậy bạn rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc vùng sinh dục của mình; 
Không tiếp xúc trực tiếp vùng da bệnh với đồ có thể dùng chung với người khác như chăn chiếu, ga giường; 
Giặt và sử dụng riêng quần áo đặc biệt là đồ lót; 
Với vợ/chồng/bạn tình: Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị; 
Với trường hợp người mẹ bị sùi mào gà có con nhỏ, vẫn có thể cho con bú; trong công tác chăm sóc vệ sinh, tắm rửa cho em bé thì cần rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé. 

Câu hỏi: Bao cao su có thể phòng bệnh sùi mào gà hay không?

Trả lời:
Bao cao su không thể phòng tránh lây nhiễm virus hoàn toàn được do bao chỉ che được một phần bộ phận sinh dục. Do vậy nếu đang nghi ngờ bị sùi mào gà thì bạn và bạn tình nên tránh quan hệ tình dục và đi khám, điều trị đến khi đảm bảo cả hai bạn đều không mắc sùi mào gà hay các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác. 

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *